05 August 2011

CUỘC PHIÊU LƯU CỦA SẺ NÂU

Hai chị Bướm dẫn Sẻ nâu vào ra mắt vua xứ Bướm... Vua Bướm đã già. Ngài ngự trên một bông hoa hồng nhung, đầu đội chiếc mũ có hai cái râu dài uốn cong nhiều vòng. Chiếc áo bào của vua Bướm may bằng hai cánh hoa đính những hạt phấn vàng và những viên nhựa thông óng ánh. Vua Bướm đang mải mê xem một đoàn vũ nữ, xiêm y lộng lẫy múa,...
Truyện dài- NXB Kim Đồng
             Năm 1986 - 2006
        

Chương Một
         Sẻ nâu được sinh ra trong chiếc tổ con bé tí làm bằng những sợi rơm mùa mềm mại ...lót trong ống luồng nhỏ đầu hồi một mgôi nhà. Đó là một chiếc tổ thật thích. đứng ở cửa tổ nhìn ra ngoài có thể thấy được cây mơ đang ra hoa trắng, một khoảng sân phơi đầy những sợi rơm vàng và thích nhất là những sợi rơm ấy thỉnh thoảng lại bị rũ tung lên bởi một con mèo mướp.
         -Con phải luôn để ý tránh xa gã Mèo Mướp ấy ra nhé! Nó mà vồ được con thì nó nhai sống đấy!
Một lần đi làm về thấy Sẻ Nâu đang đứng nhìn gã Mèo, Sẻ mẹ đã lo lắng nói như vây.
-Nhai sống là gì hở mẹ? - Sẻ Nâu hỏi.
-Là nó chộp bỏ luôn vào mồm giữa hai hàm răng nhọn hoắt của nó mà cắn cho gãy cánh, què chân, tan xương ra rồi nuốt luôn vào bụng ấy, chả cần nướng chả, băm viên gì đâu!
Sẻ mẹ doạ thế nhưng Sẻ Nâu cũng chỉ thấy hơi sờ sợ. Chú còn bé, chưa biết sợ nhiều. Vả lại, Sẻ Nâu thấy gã Mèo Mướp kia chả thể nào trèo lên tổ của chú được: Tường nhà phẳng lỳ và cao thế cơ mà. Nghĩ thế, nên những ngày sau, một buổi nhân lúc mẹ Sẻ đi làm vắng, không có ai chơi với, Sẻ Nâu lại ra đứng ở cửa tổ. Chú nhìn thấy gã Mèo Mướp đang nằm úp bụng xuống đất, cổ rụt lại, cái đầu tròn thu lu của gã cứ ngoái đi, ngoái lại dõi theo lối bay của hai chị Bướm Vàng. "Gã Mèo kia làm gì thế nhỉ?" Sẻ Nâu chưa kịp đoán ra thì bỗng "phốc" một cái, gã Mèo bật mình lao chồm lên. Hai bàn chân trước đầy vuốt nhọn giơ ra hướng về phía chị Bướm gần nhất.
-ối! - Sẻ Nâu hiểu ra. Chú hét lên và vội rụt đầu vào trong tổ, tim đập thìch thịch. Chú tin chắc mười phần chị Bướm đã bị gã Mèo Mướp vồ được và đang bị nhai sống. Chú run lên. Bỗng nghe dưới sân vang lên tiếng hát đối rất nhịp nhàng:
"Con Mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà
Chú Chuột đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha chú Mèo...".


    

   

Sẻ Nâu vội mở mắt, thò cổ nhìn xuống. Chú ngạc nhiên khi thấy hai chị Bướm vẫn đấy. Các chị vừa bay vừa hát, lúc sà xuống thấp như trêu gã Mèo, khi gã Mèo nhảy lên vồ thì các chị lại bay vút lên cao. Gã mèo Mướp vồ hụt mấy lần và lần nào gã cũng ngã lăn lông lốc. Nhìn cảnh ấy, Sẻ Nâu thích quá. Chú cũng muốn trêu gã Mèo. Chú nhoài hẳn người ra đứng trên cửa tổ và hét: "Mua Mắm, mua muối giỗ cha chú Mèo".
-Ngoao! - Gã mèo Mướp nghe thấy lập tức gầm lên và quay phắt lại: -Đứa nào dám chửi láo tao đấy?
Sẻ Nâu bị  bất ngờ vì tiếng gầm của gã Mèo và nhất là nhìn thấy đôi mắt xanh lè của gã long lên sòng sọc, Sẻ Nâu hoảng hồn nhảy dựng lên. chẳng may cho chú, đầu chú va phải mép ống luồng làm chú choáng váng, trượt chân ngã nhào ra khỏi tổ. Trời đất, cảnh vật xoay tròn trước mắt chú. Tiếng gió rít ù ù bên tai. Chú biết mình đang rơi và hoảng sợ nhắm nghiền mắt lại.
-Ngoao! Mày chết với tao!
Tiếng gã Mèo Mướp rít lên. Sẻ Nâu ngất luôn. Một lúc sau tỉnh lại, chú hết sức ngạc nhiên khi thấy mình không phải nằm trong bụng gã Mèo mà là đang nằm trong tổ. Sẻ mẹ đang ngồi bên cạnh. Cùng ngồi với bà là họ hàng nhà Sẻ, ai nấy áo rách tả tơi, trên mình đầy thương tích. Riêng Sẻ mẹ lông đuôi bị vặt trụi và một bên cánh tướp máu. Thấy Sẻ Nâu tỉnh dậy, mẹ chú mừng rỡ:
-Trời ơi may quá! Con đã sống lại. Hôm nay mà mẹ không về kịp và không có mấy bác hàng xóm đây thì gã Mèo ác đã xơi thịt con rồi!
Sẻ mẹ vừa nói, vừa cười và vừa lau nước mắt. Những bác Sẻ cũng vừa cười vừa lau nước mắt. Sẻ Nâu bỗng hiểu tất cả. Thì ra lúc chú lâm nạn, mẹ chú đã kịp về và vội hô hoán lên. Những bác Sẻ hàng xóm đã kéo đến. Tất cả không quản nguy hiểm đã đồng loạt lao xuống đánh nhau với gã Mèo và công được chú lên tổ. Nhìn những giọt máu vẫn còn rỉ ra trên đôi cánh của mẹ Sẻ Nâu ân hận oà khóc. Mẹ Sẻ ôm chú vào lòng:
-Thôi nào, con bé bỏng của mẹ. Mẹ tha thứ cho con, từ nay con phải nghe lời mẹ nhé! Mai kia con lớn, mẹ sẽ dạy con tập bay. Con phải biết bay, phải luyện mỏ cho sắc thì mới có thể chống chọi được với nguy hiểm, con hiểu không?
Sẻ Nâu vội gật đầu, miệng dạ dạ và co người nép sâu vào sau cánh mẹ.

Chương Hai
          Ngày tháng qua đi, đã đến ngày Sẻ Nâu đủ lông đủ cánh, mẹ Sẻ tính chuyện dạy cho con tập bay. Bà sang hàng xóm nói với bác Sẻ già, mấy anh Sẻ choai sang giúp.
Tất cả đều vui vẻ nhận lời. Họ chia ra đậu, người thì trên cành mơ thấp, người dưới đất; Cũng có người đứng xa ra trên mấy ngọn rào để canh chừng gã mèo. Sẻ mẹ cõng sẻ Nâu lên lưng bay đến đậu trên cành mơ cao nhất:
- Con dang rộng cánh ra rồi nhảy xuống. Trong khi đang rơi con nhớ hãy vẫy cánh thật mạnh.
 Đêm trước khi nghe mẹ nói ngày mai sẽ tập bay, Sẻ nâu đã rát háo hức. Cứ nghĩ đến lúc được tung cánh bay vào bầu trời, tự do bay liệng, tự do chuyền cành nhy nhót là chú đã sướng rn lên rồi. Đêm ấy chú ngủ chập chờn, chỉ mong trời chóng sáng để được tập bay. Nhưng bây giờ khi đứng trên ngọn cây chon von, nghe tiếng lá xào xạc, tiếng gió thổi vi vút chú lại cảm thấy sợ.
- Con sẽ ngã mất. Cành này cao quá, con sợ lắm... Sẻ Nâu lắc đầu và thấy chân mình run lên.
-Cháu đừng sợ, cứ nhảy đại xuống đi, không ngã được đâu. Với lại đã có các chú, các bác đỡ ở dưới này rồi kia mà- Một bác sẻ đứng ở cành mơ thấp nhất nói vọng lên động viên.
- Ngày xưa mẹ tớ còn bắt tớ nhảy từ trên ngọn xoan xuống cơ, cao ơi là cao, cao hơn thế này nhiều, vậy mà tớ vẫn chả sợ- Một chú sẻ choai kích thêm. Sẻ Nâu tự ái. Không lẽ chú đã từng dám hát trêu gã mèo mướp, một việc mà chưa chú sẻ con nào dám làm thế mà bây giờ lại chịu mang tiếng là nhát? Nghĩ thế chú liền hít một hơi dài để lấy can đảm và nhún chân nhảy liều xuống. Phạch, phạch- Cánh chú đập loạn xạ, va phải những cành nhỏ.
- Mở mắt ra con, đừng sợ! Sẻ mẹ bay bên cạnh nhắc. Sẻ nâu vội mở mắt ra. Những cành cây cứ như tự nó chìa ra để cản đường chú. Sẻ Nâu cố vẫy cánh để tránh.
- Giỏi, giỏi quá- Nhiều tiếng hò reo động viên khi sẻ nâu đáp được xuống mặt đất.
- Con giỏi lắm- Sẻ mẹ cũng khen. Sẻ nâu loạng choạng ngã phệt xuống đất, nhưng chú cũng tự cố đứng dậy được.
- Ngày trước tớ còn bị ngã bươu đầu và mẹ tớ phải đỡ mới đứng dậy được. Bây giờ bạn thế là cừ lắm rồi- Chú sẻ choai ban nãy bay xuống đậu cạnh Sẻ nâu nói. Sẻ nâu nhìn bạn biết ơn.
- Thôi bây giờ cháu chuẩn bị để bay ngược trở lên nhé- Một cụ sẻ đã già lắm, râu mép rụng hết, nói. Cụ mặc một chiếc áo nâu đã bạc phếch và cũng có nhiều miếng vá như hầu hết họ hàng nhà sẻ. Cụ hất mỏ nhìn lên ngọn mơ. Sẻ nâu nhìn theo. Chà, ban nãy đứng trên ngọn cây nhìn xuống thấy mặt đất cũng xa, bây giờ khi nhìn lên Sẻ nâu lại thấy khoảng cách ấy như cao hơn, xa hơn rất nhiều.


- Bay ngược lên có khó hơn. Lúc đầu cháu chỉ cần bay dần từng đoạn, từ mặt đất lên cành mơ thấp kia, rồi từ đó lại bay lên cành cao hơn, cứ thế từng chặng cho quen dần- Cụ sẻ lại nhắc. Sẻ nâu chíp chíp gật mỏ đáp lời. Chú bắt đầu hít hơi và nhún chân nhảy thử. Chú hướng tới cành mơ thấp nhất theo lời cụ sẻ già nhưng cả mấy lần chú đều rơi phịch xuống. Mỗi lần chú lại thấy run hơn.
- Cháu không bay được đâu- Sẻ nâu chán nản giọng như mếu. Bỗng bầy sẻ nháo nhác và rồi từ chỗ mấy cậu sẻ đứng gác bên hàng rào có tiếng kêu thất thanh: Mèo mướp! Gã mèo mướp đến đấy!
- Nghe tiếng hô có mèo bầy sẻ vụt đồng loạt bay lên. Cả sẻ mẹ, cụ sẻ già đang đứng bên Sẻ nâu cũng vội bay lên để lại Sẻ nâu trơ trọi một mình dưới đất.
- Bay lên con. Bay nhanh lên, gã mèo đến kìa- Tiếng sẻ mẹ từ cành trên lo lắng vọng xuống. Sẻ nâu cuống quýt. Lòng đầy khiếp đảm, chú lấy hết sức bình sinh vẫy cánh. Chú ngã lăn ra rồi lại vội đứng dậy nhún chân thật mạnh. Lần này chú đã nhấc mình lên được. Chú đập cánh rối rít và quên cả việc có thể đậu tạm ở một cành thấp, chú dồn hết sức lực bay thẳng một mạch lên cành cao nhất chỗ sẻ mẹ và cụ sẻ già đang đậu.
- Hoan hô! Tiếng hò reo bỗng đồng loạt vang lên và ngay khi sẻ nâu vừa kịp đỗ xuống cạnh mẹ thì c bầy sẻ đã ào đến. Tất cả đều vui mừng hoan hỉ:
- Gã mèo mướp đâu mẹ? - Sẻ nâu vội hỏi. Chú vẫn chưa kịp hoàn hồn, tim đập loạn xạ trong lồng ngực còn tai thì ù đi sau một cố gắng quá sức.
- Thấy con bay giỏi quá gã mèo mướp sợ nên trốn đi mất rồi- Sẻ mẹ cười. Tất cả bầy sẻ đều cười. Nhìn vẻ mặt mọi người Sẻ Nâu bỗng chợt hiểu. Thì ra chẳng có lão Mèo nào sất. đó chỉ là cái mẹo của cụ Sẻ già bày ra mà thôi. Sẻ nâu xấu hổ dụi mặt vào cánh mẹ. A. Thì ra Sẻ nâu cũng có thể bay được, bay thực sự, chỉ cần quyết tâm thôi. Đó là bài học đầu tiên của Sẻ Nâu trước khi chú bước vào cuộc sống thực sự.


  
        
 Thêm mấy ngày ra sức tập luyện, bây giờ Sẻ Nâu có thể bay đi để cùng mẹ kiếm mồi. Lần đầu tiên chú sà xuống góc sân, lần thứ hai chú bay ra tận cánh đồng làng, tự nhặt lấy những hạt thóc và chén ngay tại đó. Có một lần chú còn giúp mẹ tha về tổ cả một bông lúa để làm thức ăn dự trữ nữa. Chú thấy mình đã lớn và thầm hãnh diện với bạn bè. Cuộc sống đang mở ra trước mắt chú bao điều mới lạ. Trước hết, chú thấy họ hàng nhà Sẻ thật đông đúc. Chỉ có điều làm chú băn khoăn là họ đều rất nghèo. Chú đã thử vượt qua mấy luỹ tre xanh, nhưng ở đâu cũng thấy cảnh này: Bầy Sẻ bận túi bụi, đầu tắt mặt tối suốt từ lúc Mặt Trời sắp mọc cho đến khi tối mịt. Họ cặm cụi suốt ngày ngoài đồng, trên mặt đường, góc sân, tha thẩn nhặt từng hạt thóc rơi, từng hạt đỗ vương vãi và cả những cọng rơm còn dính  vài hạt thóc lép, ì ạch tha về tổ. Vất vả là vậy, nhưng cũng chỉ tạm đủ ăn. Gặp khi mưa gió kéo dài và nhất là những khi giáp hạt thì hầu hết cả làng đều đói. Họ hàng nhà Sẻ tất cả đều quần nâu áo vá. Nhiều người quần áo vá chằng, vá đụp bằng nhiều mảnh vải khác màu. Mẩi lo miếng ăn nên hầu như họ hàng nhà Sẻ chẳng bao giờ có dịp được  đi chơi xa. Có người đến già cũng chỉ quẩn quanh trong mấy luỹ tre làng. Mà công việc mới nhiều làm sao! Phaỉ kiếm bữa ăn thường ngày. Phâỉ lo dự trữ thức ăn phòng khi đói kém, mất mùa. Phaỉ lo chữa lại nhà cửa sau mỗi cơn mưa bão. Rồi lại phải chuẩn bị cho những đứa trẻ sắp ra đời, nuôi dạy chúng, tập cho chúng bay, bày cho chúng cánh nhận biết, né tránh nguy hiểm. Nghĩa là có hàng vạn nỗi lo trong mỗi cuộc đời Sẻ. Sẻ Nâu sớm nhận ra điều đó và càng lớn, chú càng cảm thấy buồn.
         -Con hãy chịu khó làm ăn. Nay mai còn tìm lấy một chỗ đẻ dựng thêm gian nhà gian cửa. Con lớn rồi. Phải có một nơi ở riêng. Căn nhà này của mẹ sẽ rất chật nếu nay mai các em con ra đời.
         Một lần đi làm về, Sẻ mẹ đã nói với Sẻ nâu như vậy. Vừa nói, bà vừa nhìn xuống cái bụng chềnh ềnh của mình. Sẻ mẹ cũng như bao bà Sẻ mẹ khác rất mắn đẻ. Sẻ Nâu nghe mẹ nói chỉ im lặng. Cái việc dựng lấy một gian nhà mới cho riêng mình không làm chú vui mừng. Chú đã biết những ngôi nhà như vậy qua lũ bạn. Rồi cũng chỉ một cái hốc luồng, một khe ngói lắp vênh lót tạm vài chục ngọn rơm hay có khi chỉ là những sợi cỏ khô mà phải không biết bao nhiêu lần bay lên, đỗ xuống mới tha về đủ.
         -Không. Không thể cứ cam chịu kéo dài mãi một cuộc sống như thế này được. Cuộc sống của ta phải đổi khác! Ta phải đi chu du thiên hạ một phen đã. Ta sẽ đi khắp nơi, tìm lấy một chốn khác. Nơi mà ở đó có cuộc sống sung sướng hơn, nhà cửa đàng hoàng hơn, miếng ăn dễ kiếm hơn, dân chúng không phải lúc nào cũng bận bịu như ở đây. Ta sẽ gây dựng cơ nghiệp rồi sẽ quay về đón mẹ cùng họ hàng nhà Sẻ đến đó...
         Sẻ Nâu nghĩ vậy và thấy lòng rạo rực. Chú mơ đến một cuộc phiên lưu và một tương lai huy hoàng.

Chương Bốn

         Một buổi sáng, đang đứng bên tổ nhìn xuống sân định bụng tìm gã Mèo Mướp để hát trêu vài câu cho đỡ buồn, Sẻ Nâu chợt nhìn thấy hai chị Bướm đang tha thẩn quanh khóm hoa hồng trồng cạnh bể nước. Cái dáng bay nhẹ nhàng, yểu điệu và nhất bộ quần áo ngày hội vàng óng của họ làm Sẻ Nâu chú ý. Bỗng một ý nghĩ nảy ra trong đầu, chú liền bay xuống đậu trên một cành rào gần đó.
- Chào hai chị Bướm. Hôm nay các chị diện đẹp thế. Chắc là sắp đi dự hội ở đâu phải không?- Sẻ nâu làm quen. Hai chị Bướm nhẹ nhàng đậu xuống một bông hoa:
- Cuộc đời chúng tôi lúc nào mà chả là ngày hội. Hoa đang nở. Mặt Trời đang chiếu sáng. Còn mật ngọt thì sẵn có ở mọi nơi, ăn không bao giờ hết kia mà.- chị Bướm Vàng có đôi cánh lụa đính những hạt phấn lóng lánh nói và rung rung chiếc mũ kim tuyến trên đầu.
- Các chị không bao giờ phải ra đồng nhặt thóc ư? - Sẻ nâu ngạc nhiên.
- Nhặt thóc? - Hai chị Bướm nhìn Sẻ Nâu, bật cười - Chúng tôi mà lại phải ra đồng nhặt những hạt thóc lấm lem ấy về ăn ư? Không đời nào! Chúng tôi ăn phấn hoa, uống mật ngọt cơ!
-Các chị sướng thật! - Sẻ Nâu tấm tắc, giọng thèm muốn. Hai chị Bướm thấy vậy bèn nói:
-Chú Sẻ nâu nghèo khó ơi! Nếu chú thích thì hãy đi với chúng tôi. Chúng tôi sẽ dẫn chú về xứ Bướm. ở đấy, chú sẽ được thấy thế nào là ngày hội của cuộc đời!
-Thật ư? Thế thì còn gì bằng! - Sẻ nâu không ngờ hạnh phúc lại đến với chú bất ngờ và dễ dàng như vậy. Chú vội đồng ý. Chú nghĩ, chẳng cần báo cho mẹ biết vội. Tất nhiên làm thế mẹ sẽ lo. Nhưng chẳng hề chi, Chắc mẹ sẽ tha thứ cho ta nếu một mai ta trở về với chiếc áo ngày hội và một miền đất mới đã tìm thấy. Không một chút đắn đo, Sẻ nâu lập tức theo hai chị Bướm lên đường.
Họ cùng nhau bay. Qua xóm, qua làng, qua nhiều luỹ tre xanh, qua núi đồi, sông suối. Mấy ngày liền, ngày bay đêm nghỉ và cuối cùng khi đôi cánh của Sẻ Nâu bắt đầu thấy mỏi thì trước mắt chú bỗng hiện ra một rừng hoa.
 Đó là xứ Bướm.
Xứ Bướm quả là rất đẹp. ở đây có rất nhiều hoa. Đang là cuối mùa Xuân, đầu mùa Hạ. Trên trời, nắng vàng rực rỡ còn dưới đất có trăm ngàn loài hoa với muôn vạn màu sắc quyến rũ, hương thơm lan toả khắp miền.
Hai chị Bướm dẫn Sẻ nâu vào ra mắt vua xứ Bướm. Vua Bướm đã già. Ngài ngự trên một bông hoa hồng nhung, đầu đội chiếc mũ có hai cái râu dài uốn cong nhiều vòng. Chiếc áo bào của vua Bướm may bằng hai cánh hoa đính những hạt phấn vàng và những viên nhựa thông óng ánh. Vua Bướm đang mải mê xem một đoàn vũ nữ, xiêm y lông lẫy múa, nghe hai chị Bướm Vàng trình báo xong liền gật đầu đồng ý và mời Sẻ nâu ngồi lên một bông hoa hồng bên cạnh. Lập tức một đoàn Bướm tuỳ tùng tiến đến. Họ chào Sẻ Nâu, đính lên áo chú những hạt phấn hoa thơm phức, đặt trước mặt chú những viên đường ngọt lịm làm bằng mật hoa vẹt miền biển xa và một cốc rượu cất bằng mật hoa dong riềng thơm lựng của miền núi.
-Khách ở đây với ta. Xứ Bướm là xứ sở của Hoà Bình. Chúng ta ghét chiến tranh và yêu những điệu múa. Ta mong rằng những ngày ở đây sẽ không làm khách thất vọng.
Vua Bướm nói và lại mời Sẻ Nâu uống mật hoa rồi chính ngài cao hứng rung râu hát:
         Của đời như nước như mây
          Khiến người như ngất, như ngây...
Cả bầy Bướm hoạ theo trong tiếng nhạc tưng bừng.
- ở xứ bướm thích thật - Sẻ nâu nghĩ thế. Liền mấy ngày sau đó sẻ nâu ngày nào cũng được cùng vua Bướm tiệc tùng. Phấn hoa, mật hoa thoải mái. Đêm thì ngủ dưới hoa. Sáng sớm, ngay từ khi những tia nắng mặt trời vừa kịp chiếu xuống mặt đất và những cánh hoa, những vạt cỏ mềm còn treo đầy những giọt sương đêm lóng lánh như ngọc đã nghe rộn ràng tiếng hát:
Nhảy đi, múa đi, hát đi
ăn đi, uống đi, say đi
Cuộc đời mỗi người ngắn lắm
Lo lắng sầu muộn làm chi
- Đâu đâu cũng nghe điệp khúc ấy. Bầy bướm với xiêm áo sặc sỡ sát cánh nhau múa vòng không biết mệt bên những khóm hoa ngát hương.
ở xứ bướm được mấy tuần, lúc đầu sẻ nâu thấy thích, nhưng sau dần chú cảm thấy buồn. Vốn con nhà nghèo đã quên với lao động, bây giờ cái cảnh ăn không ngồi rồi, suốt ngày đàn đúm hát ca, chú thấy chân tay bứt rứt. Rồi một chiều, trời bỗng nổi cơn giông và mưa như trút nước, gió đập ào ào. Cả rừng hoa đang yên lành bỗng trở nên náo loạn, cây cối vặn mình, nhiều cành hoa bị gió bẻ gẫy. Bầy bướm mất nơi trú ngụ bị gió dập mưa vùi, xô đẩy gãy cánh chết không biết bao nhiêu mà kể. Sẻ nâu cũng bị  nước mưa dội ướt như chuột lột. Mưa to gió lớn kéo dài cho đến suốt đêm. Và cả đêm Sẻ nâu bị dồn đuổi lăn hết từ gốc cây này đến gốc cây kia. Chú rét run cầm cập, lòng đầy hoang mang sợ hãi. Chính trong đêm mưa gió ấy chú chợt nhớ đến căn nhà nhỏ bé nhưng ấm áp ở miền quê xa và nhớ mẹ. Mẹ sẻ đi làm về không thấy chú chắc mẹ lo nhiều lắm. Biết đâu hay người lại nghĩ rằng chú đã bị mèo vồ mất rồi khóc hết nước mắt? Càng nghĩ Sẻ nâu càng thấy ân hận. Sáng ra , tuy mưa gió đã ngừng nhưng  cảnh tàn phá hiện ra càng làm Sẻ nâu buồn hơn. Vườn Ngự uyển, nơi hôm qua đàn bướm vũ nữ quần tụ nhảy múa nay xơ xác hoang tàn. Những cánh bướm bị bẻ gãy, bị xé nát vương đầy khắp chốn. Đó đây tiếng khóc than nổi lên như ri. Vua bướm cũng bị xé rách mất một bên cánh. Một cơn gió mạnh đã tung ngài lên và ném vào một bụi gai tầm xuân làm ngài mắc kẹt ở đó. Phải vất vả lắm Sẻ nâu mới có thể giúp vua bướm thoát ra khỏi bụi gai đó.
- Phải làm lấy một cái tổ mà ở thôi- Sẻ nâu bàn với vua bướm vậy nhưng vua bướm gạt đi:
- Ôi dào, làm tổ ư? Làm tổ để rồi ra chui vào rúc ư? Không, ta không muốn thế. Đời người ngắn lắm, tranh thủ mà hưởng thụ đã- Nói rồi vua bướm đứng dậy , tập hợp những con bướm còn sống, kéo nhau đến bên những bông hoa còn sót và lại ra lệnh nhảy múa
Nhảy đi, múa đi, hát đi
Lo lắng sầu muộn làm chi..



Giữa cảnh hoang tàn đổ nát, tiếng hát của bầy bướm lúc này chuệch choạc và nghe lạc lõng làm sao. Sẻ nâu nhìn sự vô tư ấy và cảm thấy không chịu nổi. Chú nhớ đến cảnh họ hàng nhà sẻ thường xúm xít thăm hỏi , chăm sóc nhau những khi có ai đó gặp tai nạn rủi ro và thở dài. Ở xứ bướm không có chuyện đó. Người nào chết cứ chết. Kẻ nào sống thì cứ thản nhiên nhảy múa hát ca. Nhảy múa hát ca ngay bên xác đồng loại ư? Sẻ nâu chán ngán và ngay sớm hôm sau chú xin phép vua bướm chào tạm biệt, nói lời cảm ơn với mọi người để lên đường về quê. Trước khi về chú lang thang một lượt khắp vườn hoa, tìm xác hai chị bướm vàng tốt bụng ngày nào, đặt lên mình họ hai chiếc lá khô làm mộ rồi ngậm ngùi cất cánh.
Chương Năm
Lại đồi, lại núi, lại đồng rộng sông dài.  đường trở về sao mà dài dằng dặc. Sẻ Nâu mải miết bay, lúc mệt quá thì đỗ tạm xuống đâu đó, kiếm chút ăn qua loa lót dạ rồi lại bay. Một lần trong lúc đang đứng nghỉ bên bờ ruộng, Sẻ Nâu thấy hai anh chị cò trắng từ đâu xà xuống.

    

 

- Ta định lên đường tìm xứ sở của hạnh phúc. Ta đã đi, đã tìm, đã đến được xứ Bướm. Nhưng xứ bướm đã làm ta thất vọng. Bây giờ ta trở vè, biết ăn nói với mẹ ra sao? Giữa đường nản chí- Chắc chắn mẹ và các bạn ở nhà sẽ nghĩ về ta như vậy, Thế thì xấu hổ lắm. Chi bằng ta lại thử một chuyến nữa xem sao. Nhân dịp gặp anh chị cò đây ta thử đến làm quen , dò hỏi. Trông họ có vẻ nhàn nhã đấy. Cứ nhìn cách ăn mặc của họ thì rõ. Toàn là đồ trắng. Những người ăn trắng mặc trơn hẳn là người sung sướng và biết đâu họ từ xứ sở của hạnh phúc đến? Sẻ Nâu nghĩ vậy và liền bay tới bên anh chị nhà cò, đỗ xuống lễ phép:
-Em chào anh chị Cò
Cò chồng ngạc nhiên: Chào chú, chú là ai?
-Dạ, em là Sẻ Nâu
-Sẻ nâu à? Sẻ Nâu là gì nhỉ?
-Dạ, chim chích là chị chim di, chin di là dì sáo sậu, sáo sậu là cậu sẻ đồng, sẻ đồng là ông sẻ nâu... Em là cháu ông Sẻ đồng đấy ạ.
-A , thế thì ta biết rồi. Nhưng sao chú mày lại biết tên ta?
-Dạ. Không những em biết tên anh chị mà còn biết đến cả ông bà, chú bác anh chị nữa cơ. Này nhé: Bồ Nông là ông chú Vạc, Chú Vạc là bác chú Cò, đúng không nào? - Sẻ Nâu lém lỉnh. Anh chị Cò bật cười khen:
- ừ, chú mầy giỏi! Bé tí mà giỏi! Thế đã đi học chưa?
- Dạ, em học lớp ba.
- Chà, những lớp ba kia đấy. Chắc là ở lớp ba người ta có dạy chú về họ hàng Cò nổi tiếng của ta trong cái môn... cái môn gì nhỉ? - Cò chồng lúc lắc đầu cố nghĩ.
- Môn lịch sử ạ - Sẻ Nâu nhắc.
- à, đúng rồi. Môn lịch sử. Mà người nào đã học môn lịch sử thì đều được xếp vào hàng hiểu biết cả - Cò chồng gật gù và để chữa ngượng cho việc ban nãy mình đã quên mất môn lịch sử, liền thêm: Nhưng học trong sách chưa đủ đâu. Còn phải học nhiều thêm ở ngoài đờì nữa đấy. Như cái việc chú mày vừa nói ấy, sách đúng là có nêu đến các cụ nhà ta như cụ Vạc, cụ Bồ Nông thật, nhưng chưa đủ. Đấy mới là họ hàng bên nội ta mà thôi. Còn bên ngoại nữa. Chắc chú mày chưa bao giờ nghe đến cái tên cụ Le Le, cụ Mòng Két, cụ Vịt Giời nhỉ.
-Dạ. Cụ Le Le, cụ Mòng Két thì đúng là em chưa được nghe tên, nhưng còn cụ Vịt Giời thì em cũng đã biết. Ở quê em khi nào các bà sinh ra các em là gái thì họ đều gọi chúng là lũ Vịt Giời cả đấy ạ!
Anh chị Cò nghe Sẻ Nâu nói vậy thì đều giật mình và đâm phân vân. Nhất là chị Cò. Chị không hiểu sao bác Vịt Giời đàng ngoại nhà chị to thể lại có thể là con cháu của ai đó bên họ hàng nhà Sẻ bé tí kia. Tuy nhiên, vì không tìm được lời gii thích nên chị đành miễn cưỡng gật gật đầu:
- ừ, cũng có thể thế thật!
- ồ, như vậy thì quanh đi quẩn lại, hoá ra ta với chú lại có họ với nhau cũng nên - Anh Cò cũng gật gật đầu. Vốn bản tính ngay thật, dễ tin người và rất tốt bụng, anh thấy cần phải hỏi thăm người họ hàng nhỏ bé kia:
- Thế bây giờ chú mày đi đâu đấy?
- Em đi tìm xứ sở của hạnh phúc! - Sẻ Nâu thật thà.
- Hạnh phúc? Xứ sở của hạnh phúc? Chà chà, chả nhẽ lại có một cái nơi như thế? Nó ra sao nhỉ?
- Dạ có chứ! Nó là nơi mà ở đó người ta không phải làm cũng có ăn, mà lại còn ăn sung mặc sướng nữa cơ. Nơi ấy không có ai bắt nạt ai. Mọi người không phải lo nhà ở, không sợ gió bão, không lo đói kém mất mùa... - Sẻ Nâu nói chậm rãi và mắt chú trở nên mơ màng.
- Đời ta sông dài đã trải, núi cao đã từng. Đôi cánh ta đã đưa ta đến nhiều miền đất, nhưng chưa bao giờ ta nghe nói có một nơi như vậy! - Anh Cò lắc đầu hoài nghi, nhưng rồi cuối cùng anh cũng hỏi:
- Thế chú tìm miền đất ấy để làm gì?


- Để em đưa mẹ em và tất cả họ hàng nhà ta đến đó ở, chứ ở quê mình hiện nay sống khổ quá, chưa bao giờ thấy dứt ra được sự nghèo đói - Sẻ Nâu nói và nhìn anh Cò. Anh Cò hiểu cái nhìn ấy và khâm phục:
- Chú bé thế này nhưng là người rất có chí lớn. Chỉ có điều... Chà, không làm mà cũng có ăn??... Khó đấy. Nhưng thôi, chí chú đã quyết thì cứ đi, biết đâu may ra...
Từ nãy đến giờ, chị Cò chỉ đứng im nghe chồng và Sẻ Nâu nói chuyện. Tuy chả hiểu mấy về những chuyện lớn lao, nhưng trong thâm tâm chị đã cảm thấy rất mến người bà con đàng ngoại của mình. Những điều Sẻ Nâu nói ra, với chị nó xa vời quá, lạ quá nhưng cũng mơ hồ gợi lên trong chị một vài thoáng hy vọng. Chị nhìn chồng. Anh Cò gật gật đầu:
- Ta thật lòng yêu cái chí của chú. Nhưng đường đi tìm hạnh phúc, tới được cái nơi như chú nói chắc còn xa lắm. Ta muốn mời chú về nhà ta chơi vài hôm, nghỉ ngơi cho lại sức đã rồi hẵng đi. Cũng là dịp để mừng cho cuộc hội ngộ này, mừng anh em, họ hàng gặp nhau. Chẳng hay ý chú thế nào?
Sẻ nâu mừng rỡ nhận lời và thế là, chẳng để phải nài thêm, chú liền theo vợ chồng nhà Cò về xứ Cò.
 
Chương sáu
           Xứ Cò khác hẳn xứ Bướm. Ở đây không thấy có những rừng hoa ngào ngạt hương thơm, không có những cảnh hội hè rực rỡ sắc màu, ngập tràn tiếng hát ca. Xứ Cò có một cách sống riêng. Những gia đình nhà Cò làm tổ trên những ngọn tre cao. Đêm đầu tiên ngủ trong nhà anh chị Cò Trắng, Sẻ Nâu không tài nào chợp mắt nổi. Nhà gì mà cứ như một cái nôi, mỗi cơn gió thổi qua lại đung đưa, chao đảo. Anh chị Cò Trắng cũng chả có vẻ gì là người khéo chân, khéo tay. Có mỗi cái tổ mà cỏ lót cũng chỉ lèo tèo vài sợi lẫn với cành tre khô, đan rộng tuếch rộng toác, mỗi lần muốn đi lại, Sẻ nâu đều phải dò bước, sợ bị hẫng chân. Cũng may, anh chị Cò chưa có con nhỏ nên nhà cũng rộng rãi. Ở xứ Cò, người ta làm nhà gần nhau, có khi trên một cây tre có tới ba, bốn cái tổ. Dân Cò là những người hay đi xa, biết nhiều và cũng rất hay chuyện nên lúc nào trong xóm cũng ầm ĩ. Lắm mồm hơn cả vẫn là lũ Cò con. Sẻ nâu đã chứng kiến cảnh chúng chen ăn. Mỗi lần Cò mẹ về, chẳng nhiều nhặn gì, một con bống con, vài con tép hay một con nhái, ấy thế mà có đến bốn, năm cái mỏ há ra, ken két, ken két. Cò mẹ phải đếm đầu con, ghi nhớ thật kỹ để biết lối mà bón thức ăn cho đủ được. Trông những cái cổ gầy nhẳng vươn dài đòi mồi mà xót cả ruột. Cò mẹ thương con nên ngày phải bay đi, bay về không biết bao nhiêu lượt. Đi kiếm ăn ban ngày không đủ, họ đi cả đêm. Đã có người đi kiếm mồi ban đêm, đèn đuốc chẳng có, chân bước thấp, bước cao, lặn lội, có khi đậu nhầm vào cành mềm ngã lộn cổ xuống ao. Khổ thế! Còn ở nhà anh chị Cò Trắng thì mới lưu lại chơi với họ vài ngày, Sẻ Nâu đã biết rằng, anh chị Cò Trắng cũng không phải người sung sướng gì. Bộ quần áo trắng anh chị đang mặc cũng may từ hồi cưới nhau đến giờ, diện hoài, chưa có tiền sắm thêm được bộ khác. Nhiều người nhìn họ bay trên cánh đồng lúa xanh, cứ nghĩ rằng đời họ chắc là thơ mộng lắm. Nhưng thực tế không phải là như vậy. Họ cũng phải lặn lội đồng trên, ruộng dưới, cũng mò cua bắt tép lần hồi từng bữa kiếm ăn. Trong nhà chả thấy có của ăn, của để. Và cũng không cứ rieng nhà nào, khắp xứ Cò đâu đâu cũng thế. Một điều nữa làm Sẻ Nâu thấy buồn là do sống mãi trong cảnh nghèo, ở xứ Cò có không ít những người chán nản rồi đâm quậy phá, rượu chè. Có một hôm Sẻ Nâu nhìn thấy một gã Cò toàn thân đỏ rực.
- Đấy là Cò Lửa. Cậu ấy với cậu Cò Quăm đều là những sâu rượu đấy. Suốt đời chỉ thấy chúng say, bán cả nhà cửa, sống lang thang nay bờ này mai bụi khác cũng chỉ vì rượu! - ành Cò TRắng nói cho Sẻ nâu biết vậy. Sẻ Nâu cười:
- Thảo nào ở trong sách tập đọc của chúng em cũng có nhắc đến chuyện ấy:
           "Cò Lửa cùng với Cò Quăm
           Rủ nhau uống rượu say lăn say bò
           Cò Quăm Cò Lửa hai Cò
           Rủ nhau uống rượu say bò say lăn"
Đấy có phải là anh Cò này không?
- Chính hắn! - Anh Cò Trắng đáp và buồn bã thở dài... Đấy, rõ thật bêu riếu! Thật là tiếng tốt đồn xa, tiếng xấu cũng đồn xa. Các cụ dạy cấm có sai. Hôm nào rỗi, chú ghi lại bài ấy cho tôi để tôi phổ biến cho mọi người cùng hát. Âu cũng là cái cách dùng dư luận xã hội để dạy, may ra có làm cho các cậu ấy thấy xấu hổ mà đổi tính, đổi nết đi chăng!
           Sẻ Nâu gật đầu, hứa sẽ chép cho anh Cò Trắng bài hát ấy.
           Mấy hôm sau, anh Cò Trắng dẫn Sẻ Nâu đến thăm cụ Bồ Nông, bậc trưởng tộc của họ hàng nhà Cò.
Nhà cụ Bồ Nông cách xa nhà anh Cò Trắng một cánh rừng. Gọi là nhà cho oai chứ thực ra đó chỉ là một gò đất nhỏ ẩn dưới gốc một cây thông già, trên rải mấy cành khô và dăm nắm rạ. Khi Sẻ Nâu cùng anh Cò Trắng tới, cụ Bồ Nông đang ngồi đọc sách, đôi kính gọng đồi mồi đen to cồ cộ ngự trên sống mũi. Sẻ nâu tò mò nhìn cụ. Đang độ nắng thế này mà cụ Bồ Nông vẫn khoác trên mình chiếc áo lông to xù, thành thử nếu không để ý nhìn kỹ, có người sẽ ngỡ đấy là một đụn rạ.
- Kính chào cụ Bồ Nông, ông của cụ Vạc - Sẻ Nâu nhanh nhẹn cất tiếng.
- Ai đó?

      
Cụ Bồ Nông rời mắt khỏi trang sách nhìn lên và lầu bầu:
- Từ nay có ai chào ta thì chí cần chào riêng ta thôi nhá! Bởi chỉ riêng cái tên ta cũng đã vinh quang lắm rồi. đừng có kéo thêm cái thằng cháu hư đốn hay ăn trộm đêm của ta vào nữa, kẻo ta xấu hổ.
- Dạ, cháu xin lỗi. Cháu là Sẻ Nâu đây ạ!
- Sẻ Nâu à? Sẻ Nâu là ai nhỉ? - Cụ Bồ Nông hỏi. Sẻ Nâu chưa kịp đáp thì anh Cò đã đỡ lời.
- Dạ, cháu Cò Trắng dẫn chú Sẻ Nâu đến thăm cụ. Chú nó là anh em đàng ngoại cháu đấy ạ!
- A...a. Anh em đàng ngoại... Cũng lạ đấy. Được để rồi ta xem. Trong quyển sách này của ta, ai với ai, họ hàng hang hốc, dây mơ rễ má với nhau ra sao, đều có ghi đủ hết.
Cụ Bồ Nông nói và vỗ vỗ tay lên quyển sách để trước mặt.
- Dạ thưa cụ Bồ Nông, quyển sách ấy là sách gì ạ?-           Sẻ Nâu lễ phép.
- Dà, đây là cuốn gia phả. Mấy năm nay ta đang đọc nó, nghĩa là ta lần tìm ngược lại về ngày xửa, ngày xưa, xem các bậc tiền bối có dạy bảo thêm điều gì mới lạ không?
- A, thật là một việc làm bổ ích- Sẻ nâu reo lên: Thế cụ đã tìm được điều gì mới lạ chưa ạ ?
- Ta tìm và đã thấy rồi- Cụ Bồ nông nói, lật quyển sách ra. Nhưng khi Sẻ nâu sán tới định nhìn thì cụ gấp vội vào: Ta đã tìm thấy một điều rất chi là quan trọng. Nghĩa là... Ta đã biết được ông của ta là ai!
- Thế ạ? Cả Sẻ nâu và Cò trắng đều cúi đầu tỏ ý khâm phục: Thưa cụ, thế cụ có thể cho phép lũ hậu sinh  chúng con được biết, cụ thân sinh ra cụ thân sinh của cụ, nghĩa là kỵ cọt mấy đời của chúng con à ai không ạ? Chúng con thành kính tin tưởng rằng hẳn đó phải là một người...
- Không phải Người mà là Ngài. Ngài là vua, vua của loài chim. Ngài là... Ngài Phượng Hoàng! Cụ Bồ nông cao giọng tuyên bố!
- Ố, thế cơ ạ? Sẻ nâu thực sự kinh ngạc.
- Chứ sao! Cụ Bồ nông vươn cao cái cổ trụi lông dài ngoẵng và bèo nhèo những da là da lên, hãnh diên: Chỉ vì biết đọc sách mà ta đã tìm ra được những dòng chữ vàng ngọc ấy. Chính sách đã ghi rất rõ: Bồ nông là cháu nội ông Phượng Haòng. - Cụ bồ nông lại giở quyển sách ra nâng nó lên ngang mặt và dí sát mắt vào đọc.
- Cụ cho cháu đọc nhờ những dòng chữ quý hoá và vẻ vang ấy một tý! Sẻ Nâu cố nghển cổ nhìn nhưng cụ Bồ nông đã lại gập vội sách vào, gạt chú ra: Hừ, mày bé tý thế này thì làm sao đã biết chữ mà đòi đọc sách? Tao đây đã từng học đến gần hết lớp nhất, thuộc lòng như cháo chảy gần như đủ hai bốn chữ cái mà lúc đọc cũng còn phải đánh vần chán mới ra nữa là..
- Dạ, chú ấy tuy bé thế nhưng đã học đến những lớp ba cơ đấy ạ. Xin cụ cứ cho chú ấy chiêm ngưỡng, chỉ càng làm tăng thêm lòng tôn kính, tin tưởng của bậc cháu con chút chít vào tiên tổ mình thôi ạ.- Anh cò trắng tốt bụng cũng nài. Cụ Bồ nông thấy nói Sẻ nâu đã học tới những lớp ba thì ngạc nhiên đến nỗi cặp kính suýt tụt hẳn khỏi sống mũi. Cụ có vẻ giật mình. Tuy nhiên cụ vẫn kiên quyết gập cuốn sách lại:
- Càng lớp ba càng không đọc được. Ta sống đến ngần này tuổi đầu, ta còn lạ gì cái bọn học lớp ba nữa. Cho chúng đến lớp chỉ tổ để chúng chòng ghẹo nhau rồi đổ cả mực ra vở thôi. Cứ xem cánh con nhà Cuốc đấy thì biết. Học với chả hành, bao năm rồi mà đến cái tên của chúng, chúng cũng phải ngày ngày ra rả đem ra đọc mà vẫn cứ đọc trước quên sau đấy thôi. - Cụ Bồ nông chán nản lắc đầu và xì một tiếng rõ to. Cò trắng và Sẻ nâu nhìn nhau thất vọng. Cụ Bồ nông thấy hai người có vẻ buồn thì xuống giọng an ủi:
- Thôi, ấy là ta thấy cái sự học tân thời bây giờ nó thế thì ta nói thế. Còn các cháu muốn đọc thì ta cho đọc. Chỉ có điều là không phải đọc ở quyển sách này. Ý ta là sau đây ta sẽ viết cái điều ta vừa phát hiện này vào một bức thư rồi gửi nó lên cho ngài bộ trưởng bộ giáo dục để họ in nó ra thành sách cho các cháu đọc. Nếu học giỏi, biết đọc thật thì lúc ấy tha hồ...
      Sẻ nâu nửa tin , nửa ngờ, nhưng nghe cụ Bồ nông nói vậy , biết có nài nữa cũng không ăn thua nên đành thôi. Chuyện vãn thêm một hồi rồi anh Cò trắng mới dè dặt nói đến vấn đề chính. Chả là anh mời Sẻ nâu đến thăm cụ Bồ nông là cũng có ý riêng. Mấy hôm trước nghe Sẻ nâu nói đang đi tìm xứ sở hạnh phúc thì, tuy trong bụng còn nửa tin nửa ngờ nhưng cũng thấy thích. Biết đâu miền đất ấy có thật? Anh không quyết được nên nảy ra ý đi hỏi bậc tiên chỉ làng, Nghe Cò TRắng nói xong, cụ Bồ Nông xua tay ngay:
-Chớ, chớ... Đừng dại dột theo đuổi những việc mạo hiểm như vậy con. Trời sinh ra muôn loài, ở đâu, như thế nào là đều có sự an bài sắp xếp kỹ rồi.Phận ta thế nào thì cứ hưởng nguyên thế, đừng có làm trái mệnh Trời. Hơn nữa, ta sống đã lâu, đi đây đi đó cũng nhiều nhưng qủa là ta chưa bao giờ nghe ai nói có miền đất ấy. Vậy con khá bình tâm lui về nhà chịu khó bắt tép, nuôi con, sinh đàn, đẻ đống. Trời đã sinh voi thì ắt cũng sinh cỏ. Đừng lo chuyện xa xôi con ạ.
Cò Trắng nghe vậy thì gật đàu lia lịa. Lần này thì anh tin miền đất ấy là không có thật. Làm gì có khi mà chính cháu nội cụ Phượng Hoàng đã bảo rằng không có!

Sẻ Nâu không nản lòng. Ở chơi thêm với anh chị Cò Trắng một tối nữa, sớm hôm sau, chú chào họ hàng nhà Cò để rồi lại lên đường. Anh chị Cò bay tiễn Sẻ Nâu ra đến tận biên giới xứ Cò, rồi cứ đứng tít trên ngọn cây tre cao nhất nhìn theo cho đến khi bóng Sẻ Nâu chí còn là một dấu chấm bé tí xíu tận cuối chân trời xa...



Chương Bảy
Chia tay với vợ chồng anh chị Cò trắng rồi, Sẻ nâu bay liền một mạch. Lúc đầu chú bay nhanh nhưng sau chậm dần lại, ngập ngừng. Ta bay đi đâu bây giờ?
Câu hỏi ấy làm chú hoang mang. Thực ra lúc chia tay với vợ chồng cCò trắng, chú mới chỉ thấy nhu cầu phải đi, phải thoát nhanh ra khỏi cảnh nhàm chán, tù túng; Khao khát được trở về với cuộc dấn thân phiêu lưu, với tự do và mơ ước. Còn bây giờ? Giá như chú có trong tay một tấm bản đồ thì tốt biết mấy. Lần ra đi đầu tiên chú có hai chị Bướm dẫn đường. Còn lần này? Tất cả chỉ còn biết trông vào đôi mắt. Mắt chú thì nhỏ. Mặt đất thì mênh moong. Xứ sở hạnh phúc ở nơi nào?...
Đang băn khoăn bống Sẻ nâu nghe có tiếng "Tu hú, tu hú" vang lên ở một vườn cây gần đấy. Sẻ nâu liền bay tới dó hy vọng có thể gặp người để hỏi đường. Đến nơi, Sẻ nâu thấy trên một cành nhãn có một ả Tu hú đang vắt vẻo đậu. ả mặc một bộ quần áo nâu, chiếc áo ngắn, hai vạt trước bị kéo căng để lộ ra chiếc bụng chềnh ềnh to tướng.
  • - Chào chị Tu hú.
  • - Ai đấy?
  • - Em là Sẻ nâu.
  • - A, chú Sẻ nâu, hẳn đi rồi. Trông chú là ta nhận ra ngay. Bởi chúng ta còn có họ hàng với nhau kia mà. Chắc chú biết câu hát:
Tu hú là chị chim di/ Chim di là dì sáo sậu / Sáo Sậu là cậu Sẻ Đồng... Đúng không? Còn Sẻ Đồng là ông nội cậu chứ gì? Đấy. Chú cứ suy từ đó ra thì thấy. Ta không những có họ với chú mà còn ở ngành trên cơ đấy. Chính ra, chú phải gọ ta là bà hay là cụ gì đó nữa kia. Nhưng thôi, ta còn trẻ, ta cho phép chú cứ gọi ta là chị cho thân mật - Tu Hú liến thoắng. Sẻ Nâu thấy Tu Hú  sởi lởi thì rất mừng. Giữa đường xa, đất lạ mà gặp người mát tính thế này, hơn nữa lại còn có chút hơi hướng họ hàng thì tốt quá rồi. Tu Hú nhìn vẻ mặt Sẻ Nâu thì đoán ngay ra tâm trạng chú. ả ghé tai Sẻ Nâu:
-Này thôi, chuyện họ hàng có gi rồi ta nói sau . Đã gọi là máu mủ ruột rà thì thiếu gì dịp. Bây giờ chị đang có việc rất cần, phải đi làm ngay, chú giúp chị nhá!
-Vâng, em sẵn sàng. - Sẻ nâu hăng hái gật đầu. Tu Hú dịch thêm đến bên Sẻ:
-Chả là thế này, từ lâu chị đã đi tu...
-Chị đi tu ư? - Sẻ Nâu ngạch nhiên.
-ừ. Đi tu. Chị muốn đi tu để mong thành chính quả để theo hầu Đức Phật. Nhưng... chẳng may gần đây chị bị bệnh.
Sẻ Nâu ái ngại.
-ừ. Chị bị bệnh thật đấy. Chú xem đây này. - Tu Hú vạch áo lên chìa cái bụng to thây lẩy của mình ra, thẽ thọt:
-Cái bệnh tự nhiên. Người ta gọi là bệnh báng bụng ấy mà. Bụng chị cứ mỗi ngày một to ra. Chị lo quá. Vừa rồi có người cho chị một thang thuốc, chưa kịp uống thì đã bị kẻ xấu lấy mất.
-Rõ khổ thân chị... - Sẻ Nâu thật thà.
-ừ. Nhưng chị đã tìm ra kẻ lấy trộm thuốc của chị rồi. Bây giờ chị muốn em giúp để chị lấy lại số thuốc đó. - tu Hú hạ giọng, thầm thì - Em có nhìn thấy cái nhà kia không, trong cái bụi cây thâm thấp ấy. Đấy. Thấy rồi hả. Đấy là nhà của mụ Cà Cưỡng. Mụ đã ăn trộm thuốc của chị. Chị em mình rình ở đây. Lát nữa, mụ ta ra khỏi nhà đi kiếm mồi, em trông chừng mụ cho chị, để chị vào nhà tìm lại thuốc và uống luôn ở trong ấy. Hơi lâu đấy, nhưng đừng sốt ruột. Phải để ý luôn. Hễ thấy mụ ta về thì báo ngay cho chị biết nhé! Em Sẻ Nâu của chị. Chị rất tin em!
Sẻ nâu chẳng nghi ngờ gì, đồng ý luôn. Đứng chờ một lúc, quả nhiên thấy mụ Cà Cưỡng đi ra. Mụ đứng trước nhà, ngó nghiêng loanh quanh một lúc rồi cất cánh bay. Loáng cái, mụ đã khuất bóng sau rặng cây phía xa. Không để lỡ thời cơ, Tu Hú liền bay tới chui tọt vào nhà mụ Cà Cưỡng. Sẻ Nâu đứng ngoài chờ. Mãi vẫn chưa thấy Tu Hú ra, Sẻ Nâu bắt đầu lo tim chú đập mỗi lúc một mạnh. Chú sợ Cà Cưỡng trở về đột ngột. Trông Cà Cưỡng to ngộc nghệch vậy chắc mụ khoẻ lắm. Mụ mà bắt được thì nguy cho cả hai. Mà chị Tu Hú kia nữa. Uống thuốc gì mà lâu thế. Không chừng lại ngủ quên ở trong đó cũng nên. Đang lo lắng định cất tiếng gọi thì may quá, Tu Hú đã trở ra. Cái bụng mụ ban nãy to là thế bây giờ xẹp hẳn xuống.
-Tốt rồi! Thế là ổn rồi!- Tu Hú nói như reo - Em xem chị bây giờ thế nào?
-Gọn ghẽ và xinh hơn ban nãy!
Sẻ Nâu khen chân tình. Chú thực thà tin mười phần Tu Hú đã uống được thuốc  tiên. Chú hoàn toàn không biết mình đã bị mắc lừa. Tu Hú vốn là một ả lẳng lơ, xảo quyệt. ả lấy tiếng đi tu nhưng lại mang bầu liên tục. Cứ mỗi lần có bầu, ả lại giấu mọi người tìm đến tổ Cà Cưỡng đang ấp trứng, uống trộm hết trứng của Cà Cưỡng rồi đẻ trứng của mình vào. Cà Cưỡng tuy to xác nhưng lại thuộc loại đàn bà vô tâm vô tính, lại còn không biết đếm nên tưởng trứng của mình cả cứ vậy ấp thay cho Tu Hú. Lũ chim non ra đời, Cà Cưỡng cặm cụ kiếm mồi nuôi chúng. Đến khi đủ lông đủ cánh, lũ Tu Hú non bay đi để lại Cà Cưỡng đau khổ khóc đứng, khóc ngồi mãi. Lần này cũng vậy, Tu Hú xong việc của mình định bay đi luôn. Sẻ Nâu định đi theo nhưng Tu Hú ngăn lại:
-Thôi, đừng theo ta nữa. Ta phải về chú đây. Đến giờ tụng kinh cúng bái rồi.
-Vâng, nhưng chị cho em hỏi điều này đã - Sẻ Nâu níu Tu Hú.
-Việc gì? - Tu Hú tỏ vẻ khó chụi.
-Chả là... Chị có biết xứ Hạnh Phúc ở đâu không?
-Xứ Hạnh Phúc à? Nó như thế nào nhỉ? - tuy đang muốn chuồn thật nhanh nhưng Tu Hú cũng nán lại. ả thấy tò mò.
-à, là nơi mà ở đó người ta luôn được sung sướng, không phải làm lụng mà vẫn có ăn. ở đó...
-A. Thế thì rõ rồi! Sướng. Đúng không nào? Lại không làm mà vẫn có ăn nữa! Đấy là Thiên Đường!
Tu Hú nói như reo và bật cười. Sẻ Nâu mừng rỡ:
-Chị biết nơi đó à?
-Không. Ta không biết. đúng hơn là có biết nhưng ta chưa muốn đến đấy vội - Tu Hú lấp lửng - Nhưng nếu chú muốn đến đó thì ta biết có một người chắc sẽ sẵn sàng giúp chú. Người đó đã từng đưa khối kẻ lên Thiên Đàng rồi!
-Ôi! Thế thì may quá! Chị giúp em với! Người đó là ai ạ?
-Là lão Quạ khoang, bạn ta!
Tu Hú nói vẻ nghiêm chỉnh. Trong đầu ả vừa loé lên một ý nghĩ ác độc. ả vừa chợt nhớ ra rằng việc ả vào nhà Cà Cưỡng đẻ nhờ Sẻ Nâu đã biết và ả muốn tiện thể nhờ lão Quạ Khoang bịt kín chuyện này. Thế là đáng lẽ trốn ngay đi thì ả lại đi cùng Sẻ nâu đến nhà lão Quạ Khoang.
Nhà Quạ KHoang làm trên ngọn một cây phi lao già. Khi Tu Hú và Sẻ Nâu đến, lão Quạ đang ngồi nhắm rượu với lòng lợn thối. Từ đĩa thức ăn và từ bộ áo choàng đen lão mặc đến cả từ chiếc khăn trắng đã ngả màu cháo lòng lão quấn quanh cổ đều bốc mùi khăm khẳm muốn lộn mửa.
-Kính chào Đức Cha!
ả Tu Hú kính cẩn cúi gập người. Sẻ Nâu vội vã làm theo.
-Xà xà...
Lão Quạ dướn cổ nuốt vội miếng lòng to nhất rồi bưng cả đĩa dốc tất cả các thứ còn lại vào mồm. Nước từ thức ăn tràn ra hai bên mép rồi dính bết vào bộ ria xơ xác của lão. Lão thản nhiên lấy tay áo quệt ngang một cái. Sẻ Nâu suýt lộn mửa. Lão Quạ liếc mắt về phía Sẻ nâu, hất mỏ hỏi:
-A men! Chẳng hay các con là ai?
-Dạ, thưa Đức Cha tôn kính. Người thay mặt Chúa Trời dẫn dắt đàn chiên lành của Chúa về miền Thiên đường. Đây là chú Sẻ Nâu, em họ của con. Chú ấy tha thiết muốn được về miền đất Chúa. Muốn ăn mà không muốn làm, nên con dẫn nó đến hầu Cha. Mong Đức Cha tiếp nhận chú ấy vào trong đàn gà, ấy quên, vào đàn Chiên lành của Cha. Mong Cha sớm đưa nó về Thiên Đàng để hưởng hạnh phúc ạ!
-Xà, xà... Cửa nhà Chúa bao giờ cũng rộng mở hơn cửa chuồng gà. Xà, xà... và bụng của Cha luôn luôn muốn bao dung kẻ khó. Xơ Tu Hú đã đưa Sẻ Nâu đến đây thì cứ yên trí để nó ở lại đây cùng ta. Ta sẽ làm đúng như lời xơ thỉnh cầu.
Lão Quạ khoang nói với Tu Hú như vậy và vẫy tay ra hiệu cho ả rút lui. Tu Hú chào lão rồi đi luôn. Quạ Khoang quay lại bảo Sẻ Nâu:
-Từ nay con sẽ ở đây làm người giúp lễ cho ta. Chúa Trời giao cho ta coi giỡ sự an bằng của lũ gà con và ổ trứng của muôn loài. Con hãy nhiệt thành giúp ta việc ấy. Ta sẽ chỉ dẫn cho con. Cứ cố gắng, rồi ta sẽ đưa con về nơi con hằng mong muốn.
Sẻ nâu chẳng biết gì về âm mưu của Tu Hú và lão Quạ Khoang nên vội đồng ý. Lão Quạ Khoang lại hỏi:
-Thế con với Tu Hú họ hàng thế nào? Làm sao lại tìm biết được nhau?
Sẻ nâu thật thà kể lại mọi chuyện cho lão Quạ Khoang nghe. Câu chuyện rõ ràng làm lão Quạ chú ý. Càng nghe, mắt lão càng sáng quắc và ngay khi Sẻ Nâu chưa kịp dứt l ì, lão đã vội hỏi:
-Thế con vẫn nhớ đường tới nhà mụ Cà Cưỡng đấy chứ?
-Dạ, con còn nhớ - Sẻ nâu đáp. Lão Quạ mừng quýnh;
-Thế thì tốt. Con hãy dẫn ta đến đấy ngay. Mụ Cà Cưỡng ăn trộm thuốc của xơ Tu Hú là có tội. Ta phải đến đấy làm lễ rửa tội cho mụ để mai này mụ khỏi bị đày xuống địa ngục. Đó là một việc làm nhân đức. Con có hiểu không?
Sẻ Nâu nghe có vẻ hợp lý nên vâng lời. Lão Quạ vội thu dọn các thứ rồi kéo Sẻ Nâu đi. đến gần nhà Cà Cưỡng, họ gặp chị Di Đá đang kiếm ăn quanh đấy. Lão Quạ vẫy Di Đá lại:
-Cháu có thấy bà Cà Cưỡng ở nhà không?
-Thưa ông, bà Cà Cưỡng đi chợ. Ông là ai ạ?
-Ta là cha cố. Bà Cà Cưỡng có hẹn ta đến rửa tội cho bà ấy.
-Thế thì quý hoá quá! Vậy Cha ở đây để con đi tìm bà ấy về.
Di Đá vội và bay đi. Chỉ chờ có vậy, lão Quạ Khoang bảo Sẻ Nâu đứng chờ bên ngoài rồi một mình lão vào nhà Cà Cưỡng, hé cửa nhìn vào. Nhà Cà Cưỡng vắng hoe. Thế là "phốc" một cái, lão Quạ nhảy xổ vào. Một loáng đã thấy lão chạy ra, ôm theo một cái bọc. Sẻ nâu lấy làm lạ hỏi:
-Đức Cha mang gì về đấy a?
-Xà, xà... Không hỏi, không hỏi. Đi nhanh về nào. Xong việc rồi!
Sẻ Nâu ngơ ngác:
-Nhưng bà Cà Cưỡng đã về đâu?
Lão Quạ quắc mắt:
-Ta bảo về!
Chân kão quặp chặt cái bọc rồi vỗ cánh bay vút lên. Sẻ Nâu vội vã bay theo. Đến nhà, lão Quạ Khoang đem cái bọc giấu vội xuống đáy tổ rồi lấy lá khô phủ lên trên.. Từ lúc ấy, lão cứ ngồi lỳ trong tổ và nuốt nước bọt liên tục. Lão sai Sẻ Nâu ra đồng, mang về cho lão ít nước để lão chế nước thánh. Sẻ Nâu đi. Lúc sau quay về đã thấy lão Quạ đang đứng ngoài rìa tổ quệt mỏ vào cành cây, vòng râu thưa của lão dính đầy chất gì nhờn nhờn, trăng trăng, vàn vàng. Lão bảo Sẻ Nâu để nước đấy.Lão khen Sẻ Nâu nhanh nhẹn. Trời tối, lão Quạ đuổi Sẻ Nâu xuống cành cây phía dưới mà ngủ và bảo:
-Sáng mai ta sẽ gọi con dậy sớm để đi làm những việc thiện, lập công nhanh cho sớm được lên thiên Đàng. Sẻ nâu ngoan ngoãn vâng lời. Chú tìm một cành phi lao dưới thấp, kiếm tạm ít lá khô với vài ngọn cỏ mềm lót thành cái tổ cho mình. Đêm ấy,  giấc ngủ đến với Sẻ Nâu chập chờn, không yên. Chú thấy nhớ mẹ, nhớ quê, nhớ bạn bè, hàng xóm. "Không sao. Chỉ ít nữa thôi, khi ta tìm được xứ sở Hạnh Phúc ta sẽ quay về đón họ. Rồi đây, tất cả những người thân của ta sẽ được cùng ta đoàn tụ và hưởng sung sướng ở xứ sở Hạnh Phúc!" . Sẻ Nâu tự an ủi mình như vậy.
*    *
   *
Sáng sớm hôm sau, lúc Sẻ nâu còn đang mơ mơ màng màng chưa tỉnh ngủ hẳn thì bống nghe tiếng kêu khóc  xen lẫn tiéng chửi bới mỗi lúc một gần. Sẻ nâu dụi mắt, chưa kịp hiểu điều gì đang xảy ra thì  bỗng bị đánh túi bụi. Sẻ nâu hoảng sợ khi nhận ra người đang xông vào đánh mình chính là ả Tu hú hôm qua, bên cạnh là mụ Cà cưỡng với hai mắt khóc xưng húp.
Thì ra hôm qua bà Cà cưỡng đang nằm ấp trứng bỗng thấy mệt, bèn đứng dậy chạy ra chợ định bụng tìm xem mua lấy cái gì về ăn . Lang thang ngoài chợ còn chưa biết nên mua gì thì thấy Di đá ra tìm. Bà ngạc nhiên. Nào bà có hẹn ai, nhờ ai đến rửa tội bao giờ. Tuy vậy bà cũng cùng Di đá về luôn. Bà vào nhà và hoảng hốt khi thấy ổ trứng bà đang ấp dở đã biến đâu mất. Bà vật vã kêu giời, kêu đất. Hàng xóm xung quanh, anh Chào mào, chị Sáo đen, bác Chàng nàng, ông Diiêu điếu... nghe tiếng khóc than của bà Cà cưỡng vội kéo sang. Mọi người túm lấy Di đá hỏi chuyện. Di đá nước mắt ngắn, nước mắt dài chỉ biết cào mặt kêu giời, mãi sau mới bình tĩnh lại được đôi phần, liền đem đầu đuôi câu chuyện, từ lúc gặp lão cha cố cho đến chuyện đi tìm bà Cà cưỡng về... kể ra một lượt. Nghe xong chuyện, mọi người đều vô cùng căm giận, rủ nhau quyết đi tìm bằng được kẻ đã gây ra tội ác để trừng trị. Họ chia thành từng tốp, đổ ra mọi hướng dò tìm nhưng cho đến tối mịt vẫn chưa đem lại kết quả gì.
Sớm nay dân làng lại tụ tập sớm. Vừa khi đang định kéo nhau đi thì Tu hú tìm đến. Chả là hôm qua Tu hú vào tổ Cà cưỡng đẻ nhờ, nay muốn tạt qua xem Cà cưỡng có nhận ra điều gì khác không. Vừa hay tới nơi, thấy trước nhà bà Cà cưỡng đang có đông ng] ời tụ tập, lại nghe tiếng kêu khóc thì vội chạy đến. Chị Di đá thuật lại chuyện hôm qua cho Tu hú nghe. Vừa nghe xong Tu hú đã giậm chân gào lớn:
  • - Thằng Quạ. Đó là thằng Quạ khoang. Bà con theo tôi...
Thế là Tu hú, bà Cà cưỡng cùng mọi người rùng rùng kéo đến nơi Quạ ở.
Đến nơi họ tìm thấy ngay Sẻ nâu, chẳng nếp tẻ gì liền xông vào đánh. Sẻ nâu rúm người lại vì sợ, nhưng Tu hú vẫn không tha. Vừa đánh Tu hú vừa hỏi:
•-         Thằng Quạ khoang đâu? Lão quỷ sa tăng đội lốt cha cố của mày đâu?- Tu hú lôi Sẻ nâu sềnh xệch bay lên ngọn phi lao thì thấy lão Quạ khoang đang hối hả kéo lá quanh tổ che thêm cho cái bọc bên dưới. Thế là cả Tu hú và Cà cưỡng đều lập tức lăn xả vào. Quạ khoang giang cánh chống đỡ, miệng quát:
•-         Ta là kẻ tu hành chuyên làm phúc cho người khác, cớ sao các người ở đâu kéo đến  đây vu oan gá vạ cho ta hử?
    Tu Hú cũng quát lại: Tu hành gì mày. Tao đã dẫn đến cho mày thằng Sẻ này làm mồi, nó lại chả to gần bằng con gà con hay sao mà mày còn vô ơn bạc nghĩa đi ăn trộm trứng của tao hả quân sa tăng kia?
Quạ cũng không vừa, vặn lại: Mày bảo mày đi tu thì làm gì mà đẻ ra được trứng mà bảo tao ăn trộm?
Tu hú thấy Quạ nói vậy thì biết mình đã lỡ lời, nó vội lấp liếm:
•-         ừ thì không phải là trứng của tao. Nhưng trứng của bà cà cưỡng thì cũng vậy. Bà ấy ăn ở hiền lành, phúc đức thế, cớ sao mày đến nhà bà ấy ăn trộm trứng. Số trứng ấy đâu rồi, muốn sống đem ra trả ngay!
Quạ chối đây đẩy, càng cố nằm ép bụng xuống. Tu hú và Cà cưỡng sinh nghi liền xông tới kéo Quạ ra. Hai bên giằng co nhau thế nào mà làm cái tổ của quạ rách toang. Thế là cả cái bọc ngoài bung ra lộ rõ trong ấy toàn trứng vỡ. Biết không còn chối được nữa Quạ cũng nổi khùng ra sức đánh trả lại hai người đàn bà đang như phát điên phát cuồng. Toán dân làng đi theo cũng nhất tề xông lên. Chào mào nhằm mắt Quạ mà mổ. Chàng nàng quắp chặt lấy cổ Quạ mà đạp chân vào. Điêu điếu vọt lên cao rồi nhằm đầu Quạ bổ xuống. Cánh chim Di, Sáo sậu ghì chặt đôi cánh. Quạ khoang tối tăm mặt mũi. Nó ra sức vùng vẫy đánh trả. Quạ vốn to khoẻ. Mỗi lần nó đánh trúng một ai là người đó bắn ra xa, mình mẩy tướp máu. Trận đánh mỗi lúc một khốc liệt. Những người bị trúng đòn của Quạ tung ra khắp nơi nhưng những người còn lại vẫn không hề nao núng, quyết liều thân xông tới. Quạ cũng bị dính khá nhiều đòn, cánh rướm máu, lông đầu, lông cánh tơi tả. Một bên mắt quạ bị chào mào mổ trúng con ngươi lòi bật cả ra ngoài. Thấy thế nguy, nhân lúc bầy chim nhỏ bay lên lấy đà, tính chống đỡ không nổi, Quạ quàng tay quắp luôn lấy Sẻ nâu lúc ấy đang đứng run cầm cập trên một cành nhỏ và bật lên vỗ cánh chạy trốn. Tu hú, Cà cưỡng cùng mọi người lập tức đuổi theo nhưng lão Quạ vốn khoẻ, cánh rôbngj nên lão bay rất nhanh, chả mấy chốc đã trốn thoát. Đến một nơi rất xa, đoán chắc đám người đuổi theo không thể tìm thấy nữa, lão bèn đỗ xuống. Chân vẫn đè lên mình Sẻ nâu, lão trút tất cả sự tức giận lên mình chú. Cứ mỗi đòn giáng xuống, Quạ lại chửi:
•-         Chỉ tại mày, thằng oắt con. Tại mày mà tao mất toi chỗ trứng oan. Chết đi, chết đi.
Mặc sẻ kêu oan, Quạ khoang vẫn không tha. Lão định đánh cho Sẻ nâu chết hẳn rồi nuốt luôn vào bụng cho hả giận. Nhưng một lúc sau lão lại nghĩ: Cái con Sẻ này bé quá, đúng là chỉ bằng một con gà con mới nở, chả bõ dính răng. Chi bằng ta hãy tạm tha cho nó sống. Cái lũ ôn vật kia đã móc mất của ta một bên mắt khiến ta nhìn không rõ nữa rồi. Vậy thì phải để thằng sẻ này lại để nó phục dịch ta - Nghĩ thế Quạ liền dừng đòn, bắt Sẻ nâu đứng dậy:
•-         Mày giờ đã biét hết mọi chuyện thì ta cubngx chả thèm giấu nữa. Đáng lẽ ta phải giết luôn mày. Nhưng thôi, tao tạm tha cho. Từ nay mày phải nhất nhất tuân theo lệnh tao. Mày phải đi vào các xóm, bắt chước tiếng gà con kêu để nhử các con gà khác ra cho tao bắt, nghe không?
•-         Nếu trái lệnh là tao sẽ nuốt sống. Nhớ đừng có tính chuyện trốn đấy. Không trốn nổi đâu lỏi con ạ. Mày có bay được lên giời thì tao cũng tóm cổ lôi xuống được, có chiu xuống đất tao cũng có cách móc mày lên. Thôi, chuẩn bị đi, tao đói lắm rồi.
Dứt lời lão Quạ liền quặp Sẻ nâu vào đôi chân cứng như sắt và đầy móng nhọn của mình và bay về hướng một cái làng gần đấy. Sẻ Nâu vừa bị đòn, lại vừa nhớ đến sự việc vừa qua thì vô cùng căm giận lão Quạ. Mấy lần chú cưai quậy tìm cách thoát ra khỏi móng vuốt lão quạ nhưng không nổi. Lão Quạ mang Sẻ Nâu lượn mấy vòng trên làng để tìm chỗ hạ cánh nhưng chưa được. Chỗ nào cũng nghe tiếng trẻ con hát:
      Quạ Khoang ăn trộm trứng gà
      Trẻ con bắt được bỏ bà Quạ Khoang.
Kèm theo những lời hát ấy là đất đá ở bên dưới ném lên như mưa. Lão Quạ đành càu nhàu chửi lại mấy câu cho bõ tức rồi quắp Sẻ Nâu bay sang làng khá.Lần naym đẻkhỏi bị lộ, vừa tới nơi, lão đã sà xuống thật thấp để tìm chỗ đáp xuống. Lão đậu xuống một cây mơ già. Lão Quạ buông Sẻ Nâu ra và hỏi:
-Thằng oắt con, mày còn sống không đấy? Bắt đầu ngay đi thôi!
Lão Quạ nôn nóng giục.. Sẻ Nâu loạng choạng, cứ đứng lên lại ngã xuống. Chú đã kiệt sức nên phải gượng mãi mới đứng dậy được.
-Kêu đi! Kều "chiếp, chiếp" đi. Nhanh, không ta đánh chết bây giờ!
Quạ Khoang vừa quát giục vừa đánh Sẻ Nâu tíu bụi. Sẻ nâu ngã lăn, toàn thân đau nhức. Chú cố chịu đau, ngóc đầu lên nhìn lão Quạ:
-Có đánh chết, ta cũng không gọi gà con cho mày! Ta đã vô tình bị mày lừa, làm hại bà Cà Cưỡng, như thế là đủ lắm rồi!
-Quà! Quà! A. Thằng này to gan. Mày dám chống lệnh tao h? Kêu đi!
Quạ Khoang tức điên lên và lại giáng cho Sẻ Nâu một đòn chí mạng. Sẻ Nâu vẫn cố đứng dậy căm hờn nhìn lão Quạ, đôi môi Sẻ Nâu mím chặt. Lão Quạ thấy điệu bộ của Sẻ Nâu như vậy thì ngớ người vì ngạc nhiên. Một lúc sau lão gầm lên:
- Được! Mày đã muốn chết thì tao cho chết luôn!


Dứt lời, lão dùng đôi chân có vuốt sắc quặp chặt lấy Sẻ nâu điên khùng quật chú và một cành cây. Bông nhiên, một vật khô cứng bắn trúng vào đầu lão Quạ. Lão loạng choạng buông rơi Sẻ Nâu. Lão chưa kịp hiểu  vừa xảy ra điều gì thì lại bị trung luôn một phát nữa mạnh đến nỗi lão rơi thẳng từ trên cành cây xuống đất. Sẻ Nâu gần như ngất xỉu. Trong cơn mơ màng chú vẫn nghe rõ tiếng trẻ con reo: "A! Trúng rồi!". Chuyện gì xảy ra thế nhr Sẻ Nâu cố mở mắt ra nhưng đầu chú nặng như cục đá, toàn thân đau ê ẩm, không thể nào ngóc cổ lên được. Trước mắt chú tối đen và không còn nhận biết được điều gì nữa.


Chương Tám
Những cái vuốt ve trìu mến làm Sẻ Nâu tỉnh dậy. Chú hoảng hốt thấy mình đang nằm trên một cái chổi và một bàn tay nhỏ nhắn đang đặt nhẹ lên mình chú. Sẻ Nâu vội nhắm nghiền mắt lại, rồi lại từ từ hé nhìn.
Ngồi trước chú là hai cậu bé:
-Đấy, nó sông lại rồi đấy!
Cậu bé có mái tóc đỏ như râu ngô nói như reo. Cậu bé ngồi bên cạnh có mái tóc đen mặc quần đùi xanh, khẩu súng cao su quàng lõng thõng trên cổ, cúi xuống, lấy ngón tay khẽ gay. Vào mỏ Sẻ nâu rồi gật đầu:
-Chúng mình làm gì với nó bây giờ? - Cậu bé có mái tóc đỏ lại hỏ. Cậu tóc đen vẫn ngồi im. Lúc sau mới hỏi:
-Liệu có chắc nó sống được không?
-Mày định nuôi nó à? - Cậu tóc đỏ hỏi lại.
-Trông nó yếu thế này chả chắc đã sống được... Tao tính... Hay là đem nó về làm chả nướng. Ngon phết đấy!
Sẻ Nâu rùng mình. Cậu tóc đỏ trách bạn:
-Mày ác thế! Mình đã cứu nó khỏi tay thằng Quạ, giờ lại ăn thịt nó thì mình cũng giống thằng Quạ à?
Cậu tóc đen cười hì hì:
-Thế thì đem về cho Mèo vậy.
Cậu tóc đỏ cáu:
-Phần Mèo đã có thằng Quạ kia!
Cậu bé tóc đen lại hì hì cười:
-Tao thử mày thôi. Đùa tí mà đã... Được. Chúng mình cứ thử nuôi xem. Phải làm cái lồng cho nó ở và treo cao lên mới được, chứ để thấp anh cu Mèo nhà tớ "xơi" thật đấy! Với anh Cu Mèo thì cả Quạ lẫn Sẻ cũng chỉ đủ bữa!
Cậu tóc đen nói vậy rồi đứng dậy. Cậu tóc đỏ đặt Sẻ Nâu lên lòng bàn tay ròi đi theo bạn ra phía sau nhà.
-Sáo dạ! Nhà có khách! Nhà có khách! -Có tiếng chào ỏn ẻn, khàn khàn. Sẻ nâu nhìn thấy một anh Sáo Đen đứng trong chiếc lồng hình quả chuông. Cậu tóc đen đến bên lồng Sáo, móc túi lấy ra một nắm cào cào đã bị vặt trụi cánh vào cho anh Sáo. Anh Sáo Đen reo lên bằng tiếng người: "Thích quá! Cảm ơn!".
- Ăn từ từ không có lại nghẹn! Chú tóc đen nhắc Sáo và quay lại bạn
-Hay ta thả chung vào đây với sáo?
-Sáo nó mổ chết
-Cứ thử xem - cậu bé tóc đen nói và nhấc Sẻ Nâu. Sẻ Nâu muốn bay quá nhưng thân chú đau nhức không tài nào cử động cánh được. Vừa thấy Sẻ Nâu, anh Sáo liền xù lông ra, đôi mắt đã đỏ ngày càng đỏ:
-Thằng Sẻ oắt, mày định vào chiếm chỗcủa tao hả? - Anh ta quát lên bằng tiếng sáo trọ trẹ. Sẻ Nâu cố lắc lắc đầu. Chú muốn nói với anh Sáo rằng chú không muốn bị nhốt vào với anh. Nhưng sáo đen vẫn xù lông ra và kêu lên "quéc quéc"
-Chà, đồ tham ăn! Cậu bé tóc đen mắng Sáo: muốn ở một mình, không muốn có bạn, đồ ngốc. Thôi, để taolàm cho nó một cái lồng mới!
Cậu bé tóc đen nói và lấy chiếc ống bơ lót thêm một tí rơm vụn, đặt Sẻ Nâu vào đấy, lấy rá úp lại rồi kéo cậu tóc đỏ đi.
Còn lại một mình  Sẻ nâu nằm trong chiếc ống bơ chật chội, chú cố lật người để tìm cách đứng lên. Chân chú đau làm chú lảo đảo, ngã lên ngã xuống mấy lần. Chú thử vẫy cánh. Đôi cánh cũng không theo ý chú,, cứ đờ ra như đã biến thành hai tấm bìa cứng. Bất lực, chú nằm xuống và oà khóc. Chú cay đắng tự trách mình đã nhẹ dạ để rồi vừa làm hại người khác, vừ bị mang hoạ vào thân. Chú biết cái gì đang chờ mình. Một cái lồng! Hẳn thế. Bỗng nhiên chú ngưng bặt. Chú nhớ đến cây mơ già. , cây mơ già này ở đâu nhỉ? Sao chú thấy nó quen đến thế. A, phải rồi, hay là... Tim chú bỗng đập thình thịch, cổ khô lại. Cùng lúc chú nhớ lại tất cả: gã mèo mướp và những sợi vàng. Hai chị Bướm. Những câu hát nghịch ngợm. Cuộc tập ay đầu tiên và cuối cùng đọng lại trong tâm trí chú là Mẹ. Phải rồi, đây chính là quê chú. Số phận trớ trêu đã dứt chú ra khỏi nơi đây, đưa chú vào cuộc phiêu lưu đầy cay đắng và cuối cùng đã ném chú về đúng quê mình. Mẹ ơi, mẹ đang ở đâu, mau đến cứu con, mẹ ơi!- chú cố gào thật to.
  • - Này thằng oắt kia, gì mà cứ gào tướng lên thế?- Tiếng anh sáo trọ trẹ quát bên ngoài. Một tia hy vọng loé lên. Sẻ nâu cố nén khóc gọi với ra:
  • - Anh Sáo đen ơi, cứu em với.
•-         Mày nói gì, cứu mày à?- Sáo đen cười khùng khục: Làm sao mà mày bị tóm hả, chắc tham ăn thóc chứ gì? Thóc rải bên dưới một cái sàng hé nghiêng phải không? Đừng có chối! Đáng đời em ạ. Của người ta vứt đấy, nhưng đừng tưởng bở, không phải mỡ đâu mà húp. Cái sàng đã sập xuống đúng lúc chú mày thò đầu vào, đúng không? Tớ biết đích thị là như thế mà. Bây giờ thì sướng nhé, cứ chờ đấy. Một cái lồng, hiểu chưa. Nhưng nếu được thế thì cũng còn may chán, còn không sẽ là băm viên, nướng chả. Hãy cố đợi xem em nhá.
Sẻ nâu thất vọng. Còn có thể trông đợi gì được ở một người như vậy?! Chú gạt nước mắt nhìn lên. Những tia nắng lọt qua kẽ của nan tre chiếc rá như đang gọi: Sẻ nâu ơi, bên ngoài là tự do! Sẻ nâu hít một hơi dài và nhún chân bật lên một cái thật mạnh. Đôi cánh đầy thương tích và đỉnh đầu rớm máu của chú chạm vào những chiếc nan rá và bị đẩy bật trở lại. Toàn thân chú đau nhức, mắt nảy đom đóm. Nhưng chú cố chịu đau lại dồn sức mhảy một cú nữa. Chiếc rá trên đầu chú vững như thành. Chú điên cuồng nhảy liên tục.
•-         Đấy, cậu thấy không, anh chàng đã hồi sức lại được rồi đấy.  Cu cậu nhảy mới ghê chứ!- Tiếng cậu tóc đỏ bên ngoài.
•-         Đừng nhảy nữa em bé. Anh đã làm cho em một chiếc lồng cực kỳ đây - Tiếng cậu tóc đen nói và chiếc rá được nhấc ra. Cả một khoảng trời đầy nắng ùa vào. Sẻ nâu bật dậy lao mình ra khỏi ống bơ. Nhưng chú lại ngã lăn ra đất. Đôi cánh không giúp chú bay lên được. Cậu bé tóc đen đỡ chú lên, thổi phù phù cho chú và bật cửa lồng đặt chú vào. Trong lồng đã đặt sẵn một khoanh rơm mềm, một chiếc nắp hộp trong đựng đầy những hạt gạo trắng muốt và một lọ đầy nước.
•-         Đấy, thích chưa. Em muốn ăn bao nhiêu thì ăn. Phải cố ăn nhiều thì mới chóng khoẻ được. Thôi, ở nhà chơi với anh Sáo đen nhá. Bọn anh phải đi học bài đây.
    Hai chú bé nói vậy, ngắm Sẻ nâu một lần nữa rồi kéo nhau đi. Sẻ nâu lao ngay lại, dùng mỏ quặp chặt chiếc nan lồng, cố rứt. Nhưng vô ích. Chú không nản, tiếp tục khập khiễng lao hết từ góc lồng nọ đến góc lồng kia. Nhưng ở đâu cũng vậy, tất cả đều rất vững chắc.
•-         Đừng tìm cách trốn nữa, chú em. Mà tao không hiểu chú mày cứ cố tình chạy trốn để làm gì cơ chứ? Hãy chén gạo đi. Trông anh đây này..- Sáo đen nói và mổ liền mấy miếng vào quả chuối chín để trong lồng: Đấy, thấy anh sướng chưa?!
    Sẻ nâu chán nản rũ đầu xuống. Thế là thoát khỏi sự cầm tù này lại rơi vào sự cầm tù khác. Nước mắt chú lại ứa ra. Không, khóc lúc này là hèn nhát và cũng chả giải quýet được gì. Phải thật bình tĩnh mà nghĩ cách. Chú nhìn anh Sáo chuồng bên và thấy anh ta cũng đang nhìn mình.
•-         Đúng rồi. Tớ thấy chú mày cứ đứng im thế lại hay. Tốt hơn là cứ chén khoẻ đi, đừng làm phách nữa. Bởi nghĩ mà xem, chú mày bị bắt là vì cái gì nào? Vì đói, đúng không? Đừng có chối. Tao cũng đã từng có thời sống lang bạt kỳ hồ. Chà, tự do! Có phải người ta vẫn gọi đó là tự do chứ gì? Nhưng tự do lại không phải là thứ có thể nhét vào dạ dày được. Thành ra hồi ấy tao đói lắm. Đói liên tục. Đói bỏ cha. Còn từ khi được vào đây thì.... mày thấy đấy, tao có thiếu thứ gì đâu. Các cậu chủ của tao rất hào phóng.  Ở ngoài kia đúng là cũng thích thật đấy, nhưng tuỳ lúc thôi, ít lắm, còn phần lớn là phải đầu tắt mặt tối, quanh năm suốt tháng lo ăn. Lại còn bão giông; Lại còn lo bị xơi đạn súng cao su; Lại còn... ừ, lại còn hàng trăm thứ lo khác nữa. Còn ở đây thì cơm ngon chuối ngọt, cứ việc chén đến căng diều thì thôi. Chú mày cứ nghĩ cho kỹ đi. Tao chỉ sợ đến một lúc có bỏ ngỏ cửa lồng chú mày cũng chả muốn ra nữa cơ... - Anh Sáo cứ trọ trẹ, trọ trẹ. Sẻ nâu ngán ngẩm quay đi. Anh Sáo vẫn say sưa kể về những bữa ăn ngon. Anh hãnh diện đã học nói được tiếng người. Quả có thế. Anh sáo đã được bóc lưỡi và giờ đây anh nói tiếng người giỏi đến nỗi nói tiếng sáo không rõ nữa. Sẻ nâu vẫn im lặng. Chú buồn bã nhìn xung quanh. Bên ngoài cảnh vật vẫn như đang toả hào quang. Càng ngắm, mắt Sẻ nâu càng sáng lên. Có gì đó rất quen thuộc. Chú căng mắt nhìn. Chợt tim chú run lên. Đúng rồi. Đây là quang cảnh của quê chú. Chú đã nhận ra lùm tre cao có một cây cụt ngọn ngày xưa chú hay đậu. Kia... kia nữa. Đúng rồi. Cái nóc nhà có hai viên ngói vỡ úp chồng nhau lẫn trên những viên ngói đỏ. Sẻ nâu bồi hồi. Mắt chú cứ dõi mãi, lần mãi theo mái ngói. Phải rồi, đúng ngoi nhà ấy, bên dưới mái ngói một tý là nhà chú. Sẻ nâu nín thở, mắt đăm đăm. Thế mẹ chú đâu? Mẹ ơi, mẹ đâu? Sẻ nâu tiến sát đến áp mặt vào những nan lồng để nhàn cho kỹ. Mắt chú nhoà đi. Những giọt nước mắt mặc dù chú không muốn nhưng nó vẫn trào ra lăn xuống hai bên mép. Chú khẽ nhắp mỏ nuốt đi những giọt nước mắt ấy.

Chương chín
Liền mấy ngày sau đó, Sẻ nâu vẫn bị nhốt trong chiếc lồng treo ở vườn sau, cạnh lồng của anh Sáo. Khu vườn nhỏ nhưng kín đáo và rất ít có chim chóc tìm đến. Một vài lần Sẻ nâu thấy có chú Vành khuyên hoặc Bạc má lởn vởn nhưng khi nghe tiếng anh Sáo họ đều tưởng tiếng người nên vội bay đi mất. Anh Sáo sau mấy lần bắt chuyện không được sẻ nâu bắt lời thì có vẻ ngượng, suốt ngày quay mặt đi tỉa tót bộ lông. Cả đến gã mèo mướp những ngày đầu nghe tiếng chim lạ cứ lần đến ngước mặt nhòm ngó, giờ nghe chừng cũng đã chán, chắc thấy chẳng ăn thua bỏ đi đâu mất.
Từ lúc nhận ra quê mình, Sẻ nâu cứ đứng áp mặt mãi vào giữa hhai kẽ nan lồng đứng nhìn đăm đăm ra ngoài. Người chú mỗi ngày một yếu đi, nhiều khi mệt quá chú phải nằm bẹp xuống, đầu ngoẹo sang bên, nhưng mắt vẫn cố mở. - Ta sẽ chết, nhưng chết còn hơn là sống trong cảnh tù đày như thế này - Chú tự nhủ và kiên quyết không động đến những thứ thức ăn mà hai cậu bé đã đặt trong lòng. Nhưng rồi chú lại nghĩ: Ta chết là xứng đáng thôi. Lỗi do ta. Ta đã mắc quá nhiều sai lầm trong cuộc phiêu lưu này. Nhưng ta vẫn ân hận một điều, giá như trước khi chết ta có thể được dù chỉ một lần gặp lại mẹ để nói lời xin lỗi người. Ngjĩ thế, Sẻ nâu lại cố gắng gượng. Chú cầm cự kéo dài thêm cuộc sống của mình bằng cách ăn tạm mấy con ruồi muỗi bay lạc vào lồng và uống những giọt sương đêm đọng trên những chiếc lá sát đó.
Đến một buổi sáng, hai chú bé mới nhận ra những thức ăn đặt trong lồng của Sẻ nâu vẫn còn nguyên vẹn, Cậu bé tóc đỏ bàn:
Con sẻ chắch không quen với những thức ăn này. Hay chúng mình đem treo nó ra cây mơ trước cửa để những con sẻ khác nhìn thấy sẽ đến mớm cho nó?
Cậu bé tóc đen đồng ý. Thế là Sẻ nâu được trở lại đúng cây mơ già ngày xưa nơi cậu đã tập bay lần đầu. Cả anh Sáo đen cũng được đem ra đấy. Khỏi phải nói Sẻ nâu đã mừng đến như thế nào. Đây là cơ hội để chú có thể gặp được mẹ. Chú chiêm chiếp nói lời cảm ơn với hai chú bé.
Cho mãi đến trưa hôm đó xóm Sẻ mới lác đã có người đi làm về. Đầu tiên là thím Sẻ hao. Thím ì ạch tha mãi từ đồng xa về một bông lúađã rụng gần hết những hạt mẩy. Tuy vậy bông lúa vẫn còn quá nặng so với sức của thím, buộc thím phải dừng lại nghỉ trên một cành đu đủ.
Ngay từ khi thím Sẻ hoa về, Sẻ nâu đã nhận ra thím ngay. Chú ríu rít gọi:
  • - Thím Sẻ hoa, thím Sẻ hoa ơi, cứu cháu với...
Nghe tiếng gọi quen, thím Sẻ hoa giật mình ngơ ngác nhìn quanh.
Thím Sẻ hoa, cháu đây, cháu đây cơ mà... - Sẻ nâu lại gọi. Lần này thì thí Sẻ hoa nghe rõ. Thím mhìn lên cành mơ và há moòm kinh ngạc. Bông lúa rơi xuống đất thím cũng không hề hay biết > Và khi nhận ra Sẻ nâu, thím vội nhào tới cuống quýt:
  • - ối, Sẻ nâu, Sẻ nâu thật rồi. Trời ơi, sao cháu lại ở trong chiếc lồng này?-
Thím sẻ hoa bám vào những nan lồng, bay vòng quanh đó và chưa chi nước mắt đã lã chã rơi.
- Giời ơi, Sẻ nâu cháu tôi nó còn sống thật này. Tội nghiệp, thế mà mẹ cháu cùng bà con làng xóm cứ nghĩ là cháu đã bị mèo nó ăn thịt rồi... - Thím lắp bắp nói và lại khóc. Sẻ nâu cũng không kìm nổi nước mắt:
  • - Thím Sẻ hoa, cháu chưa chết. Mẹ cháu đâu?
Mẹ cháu đang còn ở ngoài đồng. Biết tin cháu còn, mẹ cháu mừng khéo ngất đi mất. Chao ơi, bà ấy đã mất bao nhiêu là nước mắt... Nhưng thôi, làm thế nào bây giờ. Làm thế nào để cháu ra được đã- Thím sẻ hao lại cuống quýt bay vòng quanh chiếc lồng.
- Tao mách, tao mách... - Tiếng anh sáo vang lên ở lồng bên cạnh nhưng cả hai thím cháu nhà sẻ đều chả ai để ý tới.
•-                     Làm thế nào bây giờ được hả cháu? Thím sẻ hao lại hỏi sau một hồi cố bám lấy những chiếc nan lồng mà lắc nhưng chả ăn thua. Sẻ nâu cũng chả nghĩ ra được cách nào hơn.
    Thôi, thế này vậy. Lồng họ đóng chắc lắm. Cháu hãy chịu khó chờ đây một tý để thím chạy ù ra đồng gọi mọi người... - Thím nói rồi vội và bay đi luôn. Một thoáng sau, cả xóm sẻ đều đã được loan tin. Mọi người vội bỏ cả công việc hối hả bay đến: Cụ sẻ già, anh sẻ choai, Bác sẻ cộc... ồn ào, ríu ran, tấp nập. Mẹ Sẻ nâu biêt stin cuối cùng. Bà vừa bay vừa ngã dúi dụi. Mớ thóc kiếm được suốt buổi sáng xếp trên một mô cát giữa đồng bà cũng quăng luôn đấy. Thấy bà về, cả xóm sẻ dạt ra nhường lối. Bà lăn xả vào với con. Những chiếc nan lồng tre va vào mặt bà làm bà chảy máu. Nhưng bà không thấy đau:
- Ôi, con của mẹ. Sẻ nâu bé bỏng của mẹ... bà cứ lắp bắp mãi ngần ấy tiếng. Bà cố lách đầu vào giữa những chiếc nan lồng để được dụi mặt vào con. Sẻ nâu cũng cố vươn cánh ra với mẹ. Chú tới tấp hôn lên mặt mẹ. Nước mắt của hai mẹ con trộn vào nhau ướt đầm.
     Vừa lúc ấy có tiếng chân người chạy đến gần. Đàn sẻ vội bay lênđậu trên những cành mơ và đu đủ gần đấy. Mẹ sẻ vẫn cố nán lại với con thêm một tý nữa rồi mới đành dứt ra bay đến đậu trên một cành mơ gần nhất. Hai cậu bé ban sáng đã đi học về, lưng vẫn còn khoác nguyên chiếc cặp cói dây đầy mực tím. Họ đến bên lồng Sẻ nâu.
-  Sáo dạ, nhà có khách! Anh sáo đen lồng bên cố cất tiếng thật to nhưng cả hai cậu bé đều không để ý đến anh ta.
-  Sẻ nâu, ôi, sao em vẫn chưa chịu ăn gì cả thế này? - Cậu bé tóc đenáp sát mặt vào lồng hỏi âu yếm.
  • - Tất cả thức ăn vẫn còn nguyên! Cậu bé tóc đỏ nói và như nhận ra điều gì khác thường, cậu đưa mắt nhìn lên các ngọn cây và giật tay áo bạn:
  • - Ôi, mày nhìn kìa, bao nhiêu là chim sẻ.
Cậu bé tóc đen nhìn theo tay bạn chỉ . Mắt cậu bắt gặp bao nhiêu là ánh mắt sẻ bé tý, long lanh. Tất cả đang đổ dồn nhìn vào cậu:
  • - Thả bạn tôi ra đi
  • - Thả cháu tôi ra đi - Đàn sẻ đồng thanh cầu xin.
- Anh học trò ơi, xin anh thả con tôi ra, tôi sẽ đội ơn anh nhiều lắm - Mẹ sẻ cũng run run nói. Cậu bé tóc đen ngây ra. Cậu không hiểu tiếng của loài sẻ, nhưng những ánh mắt và điệu bộ của đàn sẻ đã nói lên tất cả.
- Hình như đàn sẻ kia muốn cứu con sẻ nhỏ này đấy - Cậu tóc đỏ thì thầm với bạn.
- Sẻ nâu ơi, có phải em ở trong đàn sẻ kia không? Có phải em đang muốn được trở về với bầy đàn của em không?- Cậu tóc đen áp mặt vào nan lồng hỏi. ánh mắt cậu dịu dàng quá. Sẻ nâu chiêm chiếp đáp lời. Chú tự nhiên thấy không sợ nữa, lò cò nhảy lại phái cậu tóc đen. Cậu bé đưa tay mở cửa lồng và xoè hai bàn tay ra. Hai bàn tay cậu đầy vết mực dây. Sẻ nâu tin cậy nhảy vào đó
Em ở ới đàn à? Thế thì em về với đàn của em, về với bầu trời đi, ta không giữ em đâu - Cậu bé tóc đen nói và cúi xuống đặt môi lên đôi cánh vẫn còn đầy thương tích cuae Sẻ nâu. Sẻ nâu lại chiêm chiếp kêu. Chú cảm động quệt mỏ hôn lên bàn tay của cậu học trò nhỏ. Ôi, chính bàn tay ấy đã bắn tan đầu lão quạ cứu chú. Và cubgx chính bàn tay ấy giờ đây đang xoè rộng trảlại tự do cho chú. Chú ngước mắt lên nhìn vào mắt cậu bé, chớp chớp mấy lần.
-, ta hiểu rồi. Em đang chào ta. Nào, chào cả bạn ta nữa. Anh bạn ấy cũng là một tay săn có hạng đấy. Từ nay nếu có gì nguy hiểm thì hãy tìm đến chúng ta nhé.
Sẻ nâu gật gật. Chú chiêm chiếp chào hai anh học trò nhỏ rồi nhìn lên cành mơ. Trên những cành mơ, bầy sẻ đều đã nghe hết những lời cậu trò nhỏ nói. Họ vui hẳn lên, ùa xuống đậu ở những cành thấp hơn, ríu rít cám ơn hai anh trò nhỏ và gọi Sẻ nâu. Sẻ nâulại quệt mỏ hôn lên bàn tay anh học trò, chớp mắt với anh thay lời chào. Cậu bé giơ sẻ lên cao. Sẻ nâu nhún mình chấp chới bay lên. Cả đàn sẻ ùa đến đón chú. Tất nhiên, ng] ời đầu tiên giang cánh ôm chú vào lòng là mẹ chú.
*
Vĩ thanh
    Các em thân mến. Trong một chuyến đi du lịch, về thăm những miền quê xa, tôi đã may mắn gặp một chú sẻ có bộ lông màu nâu và được chú kể cho nghe câu chuyện trên. Các enm biết không, chính là chú Sẻ nâu trong truyện đấy. Chỉ có điều bây giờ Sẻ nâu đã lớn và cứng cáp hẳn lên. Nhân nhắc lại chuyện cũ, tôi hổi chú: Thế cuối cùng cháu có tìm thấy miền đất sứ sở của hạnh phúc mà cháu đã từng mơ ước không?
  • - Cháu tìm được rồi chú ạ- Sẻ nâu đáp
- ở đâu? Tôi vội hỏi. Sẻ nâu cười thật tươi:
- ở đây, mảnh đất ấy chính là đây. là ngôi nhà của mẹ cháu; là quê cháu. Mẹ cháu đã nói rất đúng chú ạ. Hạnh phúc lớn nhất của mỗi người là có được một mái nhà và một quê hương để yêu mến. Chú có nghĩ thế không?
Tôi bảo với Sẻ nâu rằng tôi xin phép được ghi lại câu chuyện phiêu lưu của chú cùng câu hỏi vừa rồi để nhờ các bạn đọc nhỏ tuổi suy nghĩ trả lời hộ. Sẻ nâu đồng ý và chúng tôi chia tay nhau. Trước lúc chia tay, Sẻ nâu còn khoe với tôi là chú vừa làm được một ngôi nhà nhỏ và đã là anh của mấy đứa em. Hàng ngày chú vẫn học tập và ra đồng giúp mẹ làm việc. Thỉnh thoảng chú cũng dành thời gian đi du lịch và ôn lại những ngày phiêu lưu xưa.
Các em để ý mà xem, chú sẻ ấy thỉnh thoảng vẫn đến thăm các bạn sẻ của mình ở ngay đầu hồi nhà các em đấy. Nếu gặp chú, cá em nhớ đón tiếp chú cẩn thận, đừng bắn chú bằng súng cao su, để chú kể chuyện cho nghe nhé.

No comments:

Post a Comment